Tìm hiểu nguyên nhân viêm chân răng gây hôi miệng
Viêm chân răng gây hôi miệng do nguyên nhân gì và cách điều trị như thế nào? Các bệnh lý răng miệng thường là nguyên nhân chính gây nên một số tình trạng như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng và hôi miệng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.
Nguyên nhân viêm chân răng gây hôi miệng
Để biết được tại sao viêm chân răng gây hôi miệng thì chúng ta cần hiểu rõ về bệnh này như thế nào. Nguyên nhân của bệnh viêm chân răng là do sự xuất hiện của vôi răng, chúng chứa các vi khuẩn có hại. Những vi khuẩn này sử dụng thức ăn đọng lại trên răng làm cho lớp cao răng ngày càng dày lên làm nguồn cung cấp dinh dưỡng.
Khi vôi răng lan sâu xuống nướu thì vi khuẩn sẽ tiếp xúc với nướu dễ dàng hơn và gây viêm. Dần dần, vi khuẩn sẽ tấn công sâu hơn vào bên trong, xuống phần chân răng. Khi vi khuẩn hoạt động khiến nướu và chân răng bị viêm sẽ làm chảy máu ở chiếc răng đó, lượng máu chứa vi khuẩn sẽ đọng lại 1 ít bên trong nướu, chúng có mùi tanh.
Vôi răng là nguyên nhân gây viêm chân răng*
Ngoài ra, ngay trên chính vôi răng cũng chứa các vi khuẩn gây mùi nên đó là nguyên nhân viêm chân răng gây hôi miệng. Nếu tình trạng bệnh càng nặng thì mùi hôi sẽ càng khó chịu hơn. Ngay cả khi bạn đã đánh răng hay dùng nước xịt thơm miệng thì mùi hôi này sẽ trở lại sau đó vài giờ.
Điều trị viêm chân răng gây hôi miệng như thế nào?
Để hạn chế vi khuẩn khiến viêm chân răng gây hôi miệng, bạn có thể tham khảo các cách điều trị sau đây:
Đánh răng đúng cách
Chải răng là cách vệ sinh răng miệng hiệu quả nhất để phòng viêm lợi và loại bỏ mùi hôi trong miệng. Cần đánh răng ít nhất mỗi ngày hai lần, thời điểm lý tưởng nhất để chải răng là trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Nhiều người có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn, nhưng đây là một quan niệm sai lầm, bởi làm như vậy có thể làm nướu và răng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn viêm nướu tiến triển mạnh.
Thời gian chải răng nên từ 3-4 phút, lựa chọn bàn chải phù hợp với kích cỡ của răng, chải theo chiều dọc của răng để lông bàn chải có thể len lỏi vào từng kẽ răng loại bỏ thức ăn mắc kẹt.
Sử dụng chỉ nha khoa
Sau mỗi bữa ăn chúng ta thường hay có thói quen xỉa răng bằng tăm. Tăm nếu vô tình chà sát quá mạnh vào lợi có thể dẫn đến chảy máu dẫn đến viêm lợi, viêm chân răng. Chỉ nha khoa là giải pháp thay thế cho tăm giúp loại bỏ thức ăn mắc kẹt lại trong các kẽ răng hiệu quả hơn rất nhiều, bởi thiết kế mỏng, dai và nhỏ của chỉ.
Nên sớm đến nha khoa để điều trị viêm chân răng gây hôi miệng*
Vệ sinh lưỡi
Lưỡi là nơi trú ngụ của vi khuẩn nhiều không kém răng lợi. Với cấu tạo những mô nhô lên, lưỡi càng là môi trường lý tưởng để thức ăn mắc kẹt lại, vi khuẩn sẽ phân hủy những loại thức ăn này kết hợp cùng với vi khuẩn bám trên nướu gây nên bệnh viêm lợi và mùi hôi khó chịu trong hơi thở.
Làm sạch lưỡi mỗi lần sau chải răng là bước quan trọng nhưng đa số mọi người đều quên không làm động tác này. Chỉ cần dùng bàn chải chải nhẹ vào lưỡi, những mảng bám thức ăn sẽ được đánh bật ra khỏi bề mặt lưỡi.
Viêm chân răng gây hôi miệng nếu không sớm được điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bệnh. Vậy nên việc thăm khám răng miệng định kỳ sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện những dấu hiệu cũng như tình trạng của bệnh lý để sớm tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Tìm hiểu nguyên nhân viêm chân răng gây hôi miệng
Reviewed by Tẩy trắng răng
on
14 tháng 1
Rating: