Top Ad unit 728 × 90

Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Răng số 7 là răng gì? Đau nhức răng số 7 phải làm sao?

Đau nhức răng số 7 rất thường gặp, là biểu hiện của một trong số các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…Để giảm đau, nhiều người đã có ý định nhổ bỏ chiếc răng này, tuy nhiên, nhổ răng số 7 có được không? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau.

Nguyên nhân và cách điều trị đau nhức răng số 7

Do sâu răng

Răng số 7 là chiếc răng nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm, nằm ngay cạnh răng số 8- là răng thường gây ra nhiều biến chứng nếu chúng mọc lệch và đâm ngang sang răng số 7. 

Lỗ sâu răng số 7 thường nằm ở mặt bên nên rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi bị sâu răng số 7, ở giai đoạn mới chớm sẽ không có triệu chứng bất thường gì. Ở giai đoạn sâu răng tiến triển nặng, có thể cảm nhận được sự ê buốt khi ăn thức ăn nóng lạnh, thậm chí đau nhức kéo dài và buốt đến tận óc. 

Đau nhức răng số 7 tùy theo giai đoạn và nguyên nhân gây ra sâu răng mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị. Thường là sẽ chỉ định nhổ răng số 8 nếu chúng mọc lệch, sau đó có thể hàn trám răng số 7 nếu ở giai đoạn sớm, trễ hơn cần phải chữa tủy và bọc sứ. 

Đau nhức răng do bệnh lý sâu răng*

Do mòn răng

Răng số 7 là răng có hoạt động nhai nghiền chính, trải qua một thời gian dài chúng sẽ bị mòn mặt răng, dẫn đến ê buốt khi ăn nóng lạnh. Thông thường, để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần hạn chế ăn nhai đồ cứng, dai, dẻo, dùng kem đánh răng chống ê buốt. Nếu vẫn không hết đau nhức, bạn cần phải bọc răng sứ cho răng số 7. 

Do nứt răng

Nứt răng số 7 cũng là một trong những bệnh lý hay gặp, điển hình triệu chứng của nứt răng số 7 là cảm giác buốt nhói nếu chả mày ăn phải đồ cứng, trong giai đoạn sớm triệu chứng buốt sẽ hết ngay sau khi ngừng nhai, giai đoạn muộn hơn sẽ dẫn tới ê buốt kéo dài.

Khi có triệu chứng ê buốt khi ăn phải vật cứng, cần đến ngay nha khoa để phát hiện tình trạng nứt răng sớm. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm, vết nứt sâu ăn vào tủy thì cần phải nhổ bỏ răng số 7. Ở giai đoạn sớm, có thể khắc phục bằng cách bọc răng sứ. 

Nhổ răng nếu bệnh đã nặng*

Đau nhức răng số 7 phải làm sao?

Răng số 7 là răng cối lớn, cùng với răng số 6 đóng vai trò rất quan trọng trong ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Nếu nhổ chiếc răng này sẽ dẫn đến mất răng, ảnh hưởng tới nhai cắn thức ăn, về lâu dài còn gây tụt nướu, tiêu xương, xô lệch các răng khác. 

Vì vậy, khi bị đau nhức răng số 7, tốt nhất bạn nên thăm khám kỹ lưỡng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau nhức sẽ có biện pháp chữa trị phù hợp. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 7 khi các giải pháp bảo tồn răng không có hiệu quả hoặc:

- Răng mọc ngầm, mọc lệch gây khó khăn khi ăn nhai.

- Răng bị mẻ, vỡ, gãy do tai nạn, va chạm mạnh mà không thể giữ lại răng.

- Nhổ răng số 7 khi bị sâu nặng, vi khuẩn sâu răng phá hỏng cấu trúc của răng, gây tổn thương hoặc làm chết tủy, các biện pháp nha khoa không thể điều trị hay phục hồi được.

- Răng sâu biến chứng thêm bệnh lý viêm nha chu, viêm chân răng làm cho răng lung lay mạnh, không thể khắc phục hay điều trị bằng các giải pháp thông thường. 

Nhổ răng khi không thể bảo tồn được răng*

Nếu phải nhổ răng số 7, bạn không cần lo lắng nhổ răng có biến chứng hay nguy hiểm không. Hiện nay, công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm hiện đại, không xâm lấn, không gây đau, ít chảy máu và lành thương nhanh đã được các nha khoa ứng dụng. 

Kỹ thuật nhổ này tiết kiệm thời gian, công sức cho bác sĩ và cũng đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Vì vậy, nhổ răng số 7 có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật nhổ răng tại địa chỉ bạn chọn. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng nha khoa uy tín để có thể khắc phục đau nhức răng số 7 an toàn, hiệu quả.
Răng số 7 là răng gì? Đau nhức răng số 7 phải làm sao? Reviewed by Tẩy trắng răng on 15 tháng 10 Rating: 5
All Rights Reserved by phẩu thuật thẩm mỹ 3d © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.