Top Ad unit 728 × 90

Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Khớp cắn ngược nặng

 Khớp cắn ngược nặng là tình trạng sai lệch nghiêm trọng của khớp cắn. Khớp cắn ngược ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tâm lý của người bệnh cũng không thoải mái khi giao tiếp với người khác. Để có thể khắc phục hiệu quả, cần xác định nguyên nhân, mức độ khớp cắn ngược như thế nào. Cùng theo dõi bài viết sau. 

Khớp cắn ngược nặng-1
Tình trạng khớp cắn ngược*

Khớp cắn ngược nặng là gì? Nguyên nhân 

Khớp cắn ngược ha còn gọi là móm, xảy ra phổ biến hiện nay. Bất kể ai trong độ tuổi nào cũng có thể bị khớp cắn ngược, từ nhẹ đến nặng. Khi bị móm sẽ làm mất cân đối giữa hàm dưới và hàm trên, răng hàm trên bị bao phủ bởi răng hàm dưới. Những trường hợp khớp cắn ngược nặng còn bị đưa cả xương hàm dưới ra trước, ở góc nghiêng sẽ nhìn thấy hình dáng của khuôn mặt bị gãy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. 

Khi bị móm nhẹ, cấu trúc xương hàm hoàn toàn bình thường nhưng cấu trúc răng cửa bị sai lệch. Về lâu dài nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến xương hàm, nhất là lúc trẻ em đang phát triển. Ngược lại, móm nặng là khi xương hàm trên phát triển kém hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức khiến răng cửa hàm trên cụp sâu hơn so với hàm dưới. 

Khớp cắn ngược nặng hay nhẹ đều xuất phát từ các nguyên nhân như yếu tố di truyền (70%), thói quen xấu từ nhỏ nhưng không được phát hiện sớm (30%). Dựa vào mức độ móm cũng như nguyên nhân mà sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp khắc phục phù hợp. Niềng răng silicon cho bé khi có dấu hiệu khớp cắn ngược có hiệu quả không?

Khớp cắn ngược nặng-2
Mút tay từ nhỏ ảnh hưởng đến cấu trúc răng và xương hàm*

Khớp cắn ngược có tác hại gì?

Ngay từ lúc quan sát hình thức bên ngoài chúng ta đã thấy được sự sai lệch này tác động không nhỏ tới tính thẩm mỹ của gương mặt. Ngoài ra, bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình nhai, cắn, nghiền nát thức ăn do độ chênh lệch giữa hai hàm. Thêm vào đó, sức khỏe răng miệng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ:

- Móm khiến cấu trúc của hàm bị phá vỡ, nụ cười và hình dáng khuôn mặc bị ảnh hưởng nhiều. Do phần cằm bị đưa ra trước nên người bệnh sẽ có khuôn mặt lưỡi cày rất mất cân đối. Về lâu dài sẽ khiến tâm lý ngại giao tiếp, các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp. 

- Khả năng phát âm là hạn chế lớn nhất khi bị khớp cắn ngược nặng. Nói ngọng, nói không rõ chữ là những tác hại thường gặp nhất. 

- Chức năng ăn nhai, cắn xé không thể hoạt động bình thường.

- Đau khớp thái dương hàm, áp lực khớp hàm gia tăng ngày càng nhiều dẫn đến đau mỏi hàm, bào mòn và gây rụng răng sớm. 

- Nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng rất lớn. 

Khớp cắn ngược nặng-3
Phẫu thuật chỉnh móm*

Khắc phục khớp cắn ngược nặng thế nào?

Tình trạng khớp cắn ngược có cơ hội chữa khỏi thông qua can thiệp bằng các biện pháp nha khoa. Phụ thuộc và mức độ sai lệch của hai hàm mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp, đó có thể là niềng răng hoặc phẫu thuật xương hàm.

Tuy nhiên, đối với trường hợp khớp cắn ngược nặng, quá trình niềng răng móm sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Lúc này, chỉ có duy nhất phẫu thuật xương hàm, mục đích là đưa xương hàm trên và hàm dưới trở nên hài hòa hơn, cấu trúc khuôn mặt cũng được thay đổi. Thời gian cho mỗi ca phẫu là khác nhau do phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Trong đó, thời gian phục hồi sau phẫu thuật có thể dao động từ 10 - 12 tuần.

Ngoài ra, khi khớp cắn ngược quá nặng, niềng răng và phẫu thuật đều được chỉ định kết hợp cùng nhau. Thông thường sẽ niềng răng trước sau đó mới phẫu thuật chỉnh hàm. Như vậy, để xác định trường hợp của mình, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để khám và tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên môn. 

Khớp cắn ngược nặng Reviewed by trám răng tư vấn on 29 tháng 12 Rating: 5
All Rights Reserved by phẩu thuật thẩm mỹ 3d © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.