Top Ad unit 728 × 90

Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Bị chảy máu chân răng nên làm gì?

Bạn đang lo lắng về tình trạng chảy máu chân răng bất thường mà không biết nguyên nhân là gì? Đây là một dấu hiệu báo động cho tình trạng cho sức khỏe răng miệng và tình trạng cơ thể của bạn, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng ai cũng phải biết

Tình trạng chảy máu chân răng thường xảy ra khi bạn đánh răng, khi ăn uống hay thậm chí không làm gì cũng chảy máu. Số lần chảy máu chân răng ngày càng nhiều là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang mắc phải một trong các bệnh lý sau:

- Viêm lợi, viêm nha chu: Lợi chắc khỏe sẽ không bị chảy máu, nên nên nếu thấy chân răng bị chảy máu thường xuyên thì lợi của bạn đã bị viêm. Lợi chắc khỏe thường có mù hồng nhạt, còn lợi bị viêm sẽ có màu đỏ đậm, mềm và rất nhạy cảm. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra mùi hôi miệng khó chịu. 


Bị chảy máu chân răng nên làm gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng không đúng cách. Các mảng bám khi không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, khiến chân răng chảy máu.

- Thiếu vitamin và canxi: Thiếu hụt vitamin C và vitamin K sẽ gây chảy máu chân răng. Canxi, magie và các chất chống viêm có trong dầu cá đều giúp răng lợi chắc khỏe hơn. Chất xơ trong rau củ cũng giúp loại bỏ mảng bám trên răng không khác gì bàn chải đánh răng.

- Do các bệnh lý về cơ thể: Chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh ung thư máu. Bên cạnh đó, bệnh về gan thận cũng gây chảy máu chân răng do gan, thận tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K nên khi cơ quan nội tạng này bị suy yếu thì các chất đó không thể tổng hợp được dẫn tới hiện tượng máu không đông và gây chảy máu chân răng.

- Xuất huyết giảm tiểu cầu: Nguyên nhân hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Người bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu khi đánh răng hay bị chảy máu răng và đi kèm với sốt, xuất hiện mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất, làm da bị căng.

- Thay đổi nội tiết tố: Ở phụ nữ mang thai, chân răng chảy máu cũng là tình trạng thường thấy. Trong giai đoạn này, progesterone được sản sinh nhiều hơn sẽ làm tăng lưu lượng máu tới lợi gây chảy máu chân răng.

Bị chảy máu chân răng nên làm gì?

Khi răng xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng để loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn gây chảy máu ở chân răng.

Nên thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.

Ngoài ra, bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng an toàn để giảm sưng nướu, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Bạn cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng như có chế độ ăn uống khoa học. Chải răng 2 ngày/ lần, dùng chỉ nha khoa khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết mảnh thức ăn còn sót lại. Dùng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu.

Bài viết được trích nguồn tại: http://halien11111.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: Ngavvt
Bị chảy máu chân răng nên làm gì? Reviewed by trám răng tư vấn on 04 tháng 12 Rating: 5
All Rights Reserved by phẩu thuật thẩm mỹ 3d © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.